Biên lai điện tử (Vi.eReceipt)

Sản phẩm > Doanh nghiệp > Biên lai điện tử (Vi.eReceipt)

Biên lai điện tử (Vi.eReceipt)

Nâng cao Công tác quản lý Phí, Lệ phí


1. Biên lai điện tử là gì?

        Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Lợi ích của sử dụng BLĐT

  • Tiết kiệm từ 50% - 80% thời gian chờ đợi và chi phí hoạt động
  • Khả năng lưu trữ lớn, không bị mất mát, dễ dàng sao lưu, tìm kiếm thông tin
  • Nghiệp vụ quản lý, phát hành biên lai dễ dàng, linh động
  • Có thể chuyển đổi qua biên lai giấy theo quy định 

3. Ưu điểm BLĐT Vi.eReceipt

  • BLĐT Vi.eReceipt với thông tin được lưu trữ Cloud, đảm bảo dữ liệu lưu trữ lớn
  • Giao diện thân thiện với người dùng, thao tác nhanh chóng và đơn giản 
  • Tốc độ phát hành, in biên lai nhanh và hoàn toàn tự động 
  • Các mẫu biên lai đa dạng phù hợp với nhiều mục đích khác nhau
  • Đảm bảo số lượng phát hành biên lai lớn và liên tục
  • Hỗ trợ công tác quản lý, báo cáo, tăng năng xuất quản trị lao động
  • Hoàn toàn đáp ứng theo Thông tư 303/2016/TT-BTC và các quyết định của Nhà nước
  • Khả năng bảo mật cao. Có thể nhanh chóng gửi gựi Biên lai qua các kênh điện tử như mail, website

4. Căn cứ pháp lý

Trước khi sử dụng biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục về chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai áp dụng theo quy định tại Mục 3 quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 39). Báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý:

  • Trường hợp tổ chức còn tồn biên lai thu phí, lệ phí theo Mẫu hướng dẫn tại Thông tư 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và biên lai thu thuế được in theo Quyết định 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế được tiếp tục sử dụng.
  • Trường hợp tổ chức đã sử dụng hết biên lai thuế, biên lai thu phí, lệ phí theo Mẫu hướng dẫn tại Thông tư 303/2016/TT-BTC và Quyết định 30/2001/QĐ-BTC thì sử dụng Mẫu theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP.
  • Trường hợp cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng biên lai điện tử theo định dạng của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức thực hiện chuyển đổi để áp dụng và thực hiện đăng ký sử dụng, thông báo phát hành, báo cáo tình hình sử dụng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  • Mẫu biên lai tiếp tục sử dụng theo Mẫu theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP (Mẫu 03b1 và Mẫu 03b2) ngày 20/01/2020 của Chính phủ.

Ký hiệu, mẫu số biên lai thì áp dụng theo quy định tại I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC về mẫu ký hiệu ghi trên biên lai. Công văn 7562/CTTPHCM-TTHT được ban hành ngày 29/6/2022.

Hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn!

Liên hệ ngay!

sản phẩm liên quan